Hỗ trợ khách hàng

- Chế độ bảo hành

che do bao hanh   

 

- Tư vấn tận tình

   tu van tan tinh   

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

KỸ THUẬT LỢP CHO MÁI SỬ DỤNG HỆ KHUNG KÈO GỖ, SẮT HOẶC THÉP MẠ KẼM

  • Độ dốc mái tối thiểu là 35°
  • Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) nằm trong khoảng 320 - 360 mm, khuyên dùng mức 340mm, chia li tô từ trên đỉnh mái xuống dưới, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối hoặc áp cuối.
  • Li tô cuối nên là li tô kép hoặc ít nhất là dày hơn so với các li tô còn lại trong khoảng 20 -25 mm
  • 2 li tô trên chóp mái cách nhau từ 40 - 60 mm
  • Lợp một hàng dưới trước, lợp từ dưới lên trên và từ trái qua phải đối với Ngói sóng nhỏ và lợp từ phải qua trái đối với Ngói sóng lớn.
  • Viên ngói đầu tiên cách diềm hông 30 mm.
  • Lấy vuông góc 2 chiều của diềm hông và hàng ngói đầu tiên ( nên căng dây để lấy đường chuẩn, không nên ước chừng bằng mắt.)
  • Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh Li tô bằng vít chuyên dụng cho thép hoặc gỗ tùy vào vật liệu làm li tô. Một viên Ngói sử dụng 1 vít cũng được. Nếu chỉ bắn 1 vít thì đối với Ngói sóng nhỏ nên bắn vào lỗ vít bên trái, còn với Ngói sóng lớn thì bắn vào lỗ vít bên phải.
  • Ngói DIC sóng nhỏ nên lợp thẳng hàng và ngói DIC sóng lớn nên lợp so le để mái ngói đều và đẹp hơn.
  • Một lưu ý cho mái nhà ở những khu vực có gió mạnh và lượng mưa lớn ( vd: khu vực sát biển hoặc cao nguyên…) thì nên làm mái có độ dốc lớn hơn (khoảng 40° – 45°) và khoảng cách chia li tô nhỏ hơn bình thường ( khoảng 320-340 mm) để mái thoát nước nhanh hơn, độ phủ giữa 2 hàng ngói nhiều hơn, tránh bị tạt ngược khi có gió lớn hoặc bão.

KỸ THUẬT LỚP CHO MÁI BÊ TÔNG DÁN NGÓI

  • Độ dốc mái có thể nhỏ hơn 35° nhưng tối thiểu là 30°
  • Cũng tương tự như lợp trên hệ vì kèo, dán ngói trên mái bê tông cũng dán từ dưới lên trên, từ trái qua phải đối với Ngói sóng nhỏ và từ phải qua trái đối với Ngói sóng lớn, liên kết viên Ngói với mái bằng một lớp hồ vữa.
  • Chia sẻ: Một số người cho rằng dạng mái lợp bằng hệ vì kèo dễ bị dột khi  mưa lớn kết hợp với gió và dễ bị trộm cạy mái ngói vào nhà, nên dán Ngói lên mái bê tông thì an toàn hơn nhưng điều này là không chính xác vì với thế hệ Ngói mới hiện nay được dập khuôn khá chuẩn và đồng đều, các gờ chắn nước được thiết kế hợp lý và khoa học hơn, nếu lợp đúng quy cách thì rất khít và chắc chắn. Dạng mái dán Ngói này ngày càng ít được sử dụng cho các mái có diện tích lớn vì những lý do đã nêu ở phần II mục 2, nếu có sử dụng thì chỉ sử dụng ở những mái có diện tích nhỏ như mái cổng, mái chuồng cu…vì độ co giãn theo nhiệt thấp và cũng dễ bảo trì, thay thế…

KỸ THUẬT LẮP ĐẶT NGÓI NÓC, RÌA

  • Ngói nóc, rìa và các loại phụ kiện khác được liên kết bằng vữa chứ không còn được bắn vít như kiểu truyền thống nữa.
  • Gắn Ngói nóc bằng vữa dẻo khô, rải đều vữa vào vị trí chân viên Ngói, khi vữa đã đủ độ cứng thì lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn.
  • Đối với Ngói rìa, khi lắp phải áp sát vào tấm riềm trang trí bên hông và cũng dùng vữa dẻo khô rải đều ở phần tiếp xúc.

HƯỚNG DẪN VỆ SINH NGÓI

  • Nếu vữa khô dính trên mặt ngói thì dung miếng xốp lau sạch sau đó dung sơn Acrylic chuyên dụng cho Ngói màu sơn lên lớp vữa cho đồng màu.
  • Những chỗ liên kết nóc hoặc rìa có đắp vữa thì cũng sử dụng sơn chuyên dụng để sơn.
  • Sơn Acrylic có thể sơn trực tiếp lên mái Ngói, trong một số trường hợp có thể pha thêm nước cho loãng bớt nhưng tỉ lệ nước pha thêm không vượt quá 10%. Lưu ý vì đây là sơn gốc nước nên chỉ dùng nước để pha loãng, không sử dụng các loại dung môi khác như xăng, dầu hỏa…nếu sơn dính tay thì cũng chỉ cần rửa sạch bằng nước.